top of page

Khi bạn cố gắng cũng đừng quên nghỉ ngơi.



Trích từ cuốn sách Đừng chết trên giảng đường, tác giả Hải Thắng.


Hai giáo sư tại viện công nghệ Massachusetts, David Foster và Matthew Wilson đã từng làm thí nghiệm để một chú chuột con đi qua mê cung. Họ để một nhóm chuột con liên tục đi qua mê cung không có thời gian nghỉ ngơi. Còn một nhóm chuột con khác mỗi lần đi xuyên qua mê cung có thể nghỉ ngơi một chút. Kết quả phát hiện, nhóm chuột có thời gian nghỉ có năng lực học tập mạnh hơn, tốc độ xuyên qua mê cung vượt trội hơn nhóm còn lại.


Kết quả thí nghiệm này: Khả năng học tập cao hay thấp của chuột con được quyết định bởi sự khống chế thời gian huấn luyện và nhịp độ nghỉ ngơi của người làm thí nghiệm. Nói cách khác, nếu muốn nâng cao trình độ vượt qua của chuột con, không chỉ duy trì cường độ huấn luyện, còn phải cho chúng thời gian nghỉ ngơi thích hợp.


Con người cũng như vậy, trái tim của chúng ta có thể hoạt động không ngừng 24 giờ, cho nên mỗi khi nó đập một lần sẽ nghỉ ngơi một chút, nếu như tiết tấu ấy bị phá vỡ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cơ thể. Học tập và công việc cũng giống như vậy, nếu như muốn nâng cao thành tích, nhất định phải tuân theo quy luật tự nhiên của cơ thể, nắm bắt tốt nhịp điệu nghỉ ngơi cùng công việc.


Trước tiên, để ý đến tín hiệu nhạy cảm lúc mệt mỏi, tốt nhất nên chủ động nghỉ ngơi.


Học tập và làm việc đa phần đều thuộc dạng lao động trí óc và lao động chân tay, nên những lúc không khỏe sẽ không bộc phát quá rõ ràng, mà sẽ biểu hiện dần dần như: tâm trí mê man, hiệu suất học tập giảm sút… Tình trạng như thế nếu không phát hiện và cải thiện kịp thời, vô tình sẽ lãng phí rất nhiều thời gian.


Cũng như những người thợ đốn củi, một khi phát hiện hiệu suất công việc giảm hoặc thấy chóng mặt, có dấu hiệu mệt mỏi thì nên lập tức nghỉ ngơi. Những lúc như vậy, chúng ta có thể nghỉ từ 10 phút tới 30 phút đã giúp tinh thần, cơ thể được cải thiện.


Tất nhiên nếu bạn có thể dự đoán chính xác trạng thái của bản thân, không đợi đến lúc quá mệt mới nghỉ ngơi, hiệu quả sẽ tốt hơn. Rockefeller mỗi ngày đều ngủ trưa nửa tiếng ở văn phòng, ngay cả tổng thống Mỹ gọi điện đến ông cũng không nghe máy. Thói quen chủ động nghỉ ngơi tích cực này khiến ông trở thành người giàu có nhất thế giới, sống đến 98 tuổi.


Thứ hai, phải sắp xếp việc học và nội dung công việc hợp lý, tránh cho đại não cùng thân thể và những bộ phận khác quá mệt mỏi, hãy để cho những bộ phận ấy thay phiên nhau nghỉ ngơi.


Dựa trên phân tích của giáo trình kinh điển về tâm lý học “Tâm lý học cùng cuộc sống” hầu hết mọi người đều nói rằng, chức năng ngôn ngữ do bán cầu não trái điều khiển, nó có khuynh hướng phân tích phong cách, chú trọng chi tiết công việc. Mà linh cảm và sức sáng tạo sẽ là do bán cầu não phải điều khiển, nso có khuynh hướng nắm bắt toàn bộ thông tin, nắm bắt một cách tổng thể.


Thùy trán của đại não có chức năng kiểm soát nhận thức cùng hành động, chẳng hạn như lập kế hoặc, đưa ra quyết định, thiết lập mục tiêu… Thùy đỉnh có vai trò xúc giác, cảm giác cùng nhiệt độ. Thùy thái dương có vai trò thính giác. Thùy chẩm có chức năng liên quan đến thị giác. Tiểu não có chứng năng cân bằng phối hợp điều khiển thân thể. Đồi thị là nơi trao đổi các thông tin cảm giác, cũng là nơi chuyển tiếp các thông tin kết nối giữa các thùy với nhau.


Cơ thể người hoạt động khác nhau sẽ sử dụng tổ hợp chức năng khác nhau, tương ứng với khu vực hoạt động khác nhau của đại não. Có nghĩa chúng ta có thể sắp xếp công việc và học tập hợp lý theo nhiều hình thức khác nhau, để những bộ phận khác nhau của đại não thay phiên làm việc, nghỉ ngơi. Theo cách nói phổ thông chính là “thay đổi đầu óc.” Khi Mao Trạch Đông mệt mỏi, sẽ xem việc đọc sách là hoạt động nghỉ ngơi; khi Einstein làm việc mệt mỏi, thì sẽ ra ngoài đi dạo.


James Moffat - người phiên dịch cho phần Tân Ước của bộ “Kinh Thánh” đặc biệt có ba cái bàn học, bàn học thứ nhất là bản dịch “Kinh Thánh” mà ông ấy đang dịch, chiếc bàn thứ hai chứa những bản thảo luận văn, chiếc bàn thứ ba chứa tiểu thuyết trinh thám ông đang viết. Phương pháp nghỉ ngơi của ông chính là từ chiếc bàn này chuyển sang chiếc bàn khác rồi tiếp tục làm việc.


“Keep Moving Forward”

Tom.


3 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
Bài đăng: Blog2 Post
bottom of page