top of page

Cách xây dựng một luận điểm.

Trích từ cuốn sách Rèn luyện tư duy phản biện, tác giả Albert Rutherford.



Theo góc nhìn logic, luận điểm là một chuỗi những khẳng định bạn dùng để bổ trợ cho kết luận của bạn. Việc nói rằng một thứ gì đó chính xác, hoặc giải thích tại sao nó đúng, không thể cấu tạo nên một luận điểm.


Khi chúng ta xây dựng luận điểm, chúng ta phải bắt đầu với những tiền đề cụ thể có thể giúp chúng ta đi đến kết luận. Chúng ta coi những tiền đề đó là đúng; những tiền đề này có thể là một sự thật hoặc là nhận định. Giả sử, khi kiểm tra những tiền đề, chúng ta phát hiện ra một tiền đề là sai, chúng ta có thể kết luận rằng luận điểm đó là không hợp lý. Tìm ra những tiền đề này là một trong những khía cạnh khó nhất của việc đánh giá một luận điểm, nhưng đây là một việc rất quan trọng. Khi mọi người không đồng ý với bạn, đó thường là do họ đang có những tiền đề khác, và trừ khi họ tìm được tiền đề phù hợp, nếu không sẽ rất khó để hòa giải sự bất đồng của hai bên.


Nếu bạn dùng những nhận định làm tiền đề cũng không sao cả; điều quan trọng là bạn nhận ra rằng nhận định không phải là sự thật. Điều này không có nghĩa là chúng sai, chỉ là chúng không phải lúc nào cũng chính xác. Chúng có thể sẽ không hoàn chỉnh hoặc thống nhất về mặt logic. Do đó, bạn không nên mặc nhiên dùng nhận định khi đang tranh luận, bởi vì chúng có xu hướng làm yếu luận điểm của bạn và dẫn đến những kết luận không chính xác. Hãy luôn cố gắng sử dụng nhiều dẫn chứng nhất có thể.


Khi mọi người bất đồng về những dẫn chứng, một trong những số đó phải có người sai. Điều này cũng đúng với những kết luận. Nếu bạn bất đồng quan điểm với người khác về một điều mà hai bạn đều coi là sự thật, phản ứng của bạn không nên tập trung vào việc bảo vệ luận điểm “của bạn”. Thay vào đó, bạn nên chuẩn bị để mổ xẻ luận điểm của cả hai bên để tìm được gốc rễ của sự bất đồng. Một trong hai đang có tư duy sai lệch. Nếu hai bên có thể làm việc cùng nhau để tìm ra lỗi sai, thì cuối cùng bạn sẽ có được kết luận chính xác (mà có thể cả hai không hề nghĩ tới). Giải quyết theo hướng này sẽ tạo ra năng suất và tốt cho mối quan hệ của hai người hơn là bảo vệ luận điểm của bạn đến cùng.


Mặc dù việc tìm ra sự thật có vẻ là mục tiêu để xây dựng luận điểm, đôi khi những luận điểm cũng có thể không chính xác. Những kết luận có thể đúng hoặc sai, nhưng vì chúng ta không thể biết được sự thật tuyệt đối, chúng ta coi nó là “đúng” khi chúng ta có đủ bằng chứng để chứng minh nó là một sự thật. Tuy nhiên, những sự thật luôn là đối tượng để tái kiểm tra và đó là cách xã hội tiến triển.


Chúng ta sử dụng từ “hợp lệ” thay vì “chính xác” với logic, vì một thứ có thể hợp lý một cách logic mà không cần phải “chính xác”. Nếu một trong những tiền đề của bạn là sai nhưng logic của bạn vẫn đúng, thì luận điểm hoặc lý luận logic của bạn vẫn hợp lệ. Nếu tiền đề của bạn đúng và luận điểm của bạn hợp lệ, thì kết luận của bạn là đúng. Trong trường hợp này, luận điểm của bạn là hợp lý. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi một luận điểm không hợp lý, nó vẫn có thể đúng, hoặc sai. Ví dụ, bạn có thể nói rằng trời lạnh vì mặt trời ít khi ló dạng hơn. Cả hai điều này sẽ đúng khi chúng đứng độc lập, nhưng chúng không có quan hệ nguyên nhân – kết quả. Do đó, kết luận của bạn đã đúng tuy sai về mặt logic.


“Keep Moving Forward”

Tom.


8 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
Bài đăng: Blog2 Post
bottom of page