top of page

6 thói quen giúp bạn rèn luyện tư duy phản biện.

Đã cập nhật: 21 thg 3



Làm sao để trở thành một người tư duy phản biện (critical thinker)?


Theo cá nhân mình, không hề có con đường tắt nào trên hành trình rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện hết.

Tuy nhiên, mình tin rằng 6 thói quen sau đây có thể được bạn rèn luyện để qua đó giúp bạn phát triển khả năng tư duy phản biện ở bản thân.


1. Đọc

Hãy đọc nhiều và đọc rộng.

Đọc giúp chúng ta tiếp cận được với nhiều góc nhìn khác nhau về cuộc sống, nhờ đó mà thói quen đọc giúp nuôi dưỡng trong ta óc tò mò và sự cởi mở trong tâm trí.


Người có thói quen đọc thường xuyên hiểu rằng luôn có nhiều phương hướng khác nhau để tiếp cận cùng một sự việc và cũng có nhiều giải pháp cho cùng một vấn đề.


2. Không vội kết luận, phán xét

Một người tư duy phản biện giỏi, với óc tò mò và tâm trí cởi mở, cũng sẽ thường có thói quen không bao giờ vội vã khi kết luận hoặc phán xét.

Đặc biệt là khi ta cảm thấy mình chưa hiểu đủ sâu về vấn đề.


Theo kinh nghiệm của mình, ta chỉ nên đưa ra kết luận sau khi ta đã có thể tìm hiểu vấn đề đủ sâu để có thể chứng minh cho kết luận của ta một cách hợp lý và không có thiên kiến (bias).


3. Tạm quên đi mục tiêu, chú tâm vào hệ thống

Đây là lời khuyên được mình rút ra từ cuốn sách Atomic Habits, chấp bút bởi tác giả James Clear.

Trong đầu sách trên, tác giả James Clear có nêu lên 4 lý do tại sao nếu ta muốn kết quả tốt hơn thì ta nên quên việc đặt mục tiêu đi mà thay vào đó nên chú tâm vào hệ thống.


Theo cá nhân mình, một hệ thống có thể được theo dõi, được điều chỉnh, được tối ưu hóa, và đặc biệt là có thể được sử dụng trong dài hạn với khả năng áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Các mục tiêu thì thường không có các đặc điểm trên.


Với một hệ thống, bạn có thể thay đổi chất lượng và sản lượng đầu ra (output) khi bạn điều chỉnh đầu vào (input).

Mục tiêu thường chỉ có thể giúp bạn tập trung vào đầu ra.


Ví dụ như với một cây viết như mình, xây dựng cho bản thân một hệ thống giúp mình theo dõi tiến độ viết lách của bản thân mỗi ngày sẽ đem lại nhiều giá trị hơn rất nhiều so với việc đặt ra những mục tiêu như “Viết 1 bài mỗi tuần” hay “Viết 20 dòng mỗi ngày”.


Để nâng cao và giữ ổn định chất lượng các sản phẩm viết của bản thân, mình áp dụng một hệ thống/mô hình 9 bước viết bài mà mình tham khảo từ cuốn sách Viết đi đừng sợ! – Từ tay không thành tay viết của chị tác giả Linh Phan.


Mỗi khi mình hoàn thiện một dự án viết lách, mình thường xuyên điều chỉnh lại hệ thống 9 bước này để sao cho chúng phù hợp nhất với khả năng và nhu cầu viết lách của mình ở hiện tại.


Vòng lặp của việc “áp dụng hệ thống” và “điều chỉnh hệ thống” chính là phương pháp hiệu quả nhất giúp mình phát hiện sai sót, rút kinh nghiệm và phát triển các kỹ năng ở bản thân.


4. Tự phản biện

Tự phản biện là một phương pháp quản lý suy nghĩ mà mình thường tự áp dụng với bản thân.


Xem thêm: Phải làm sao khi suy nghĩ của bạn quá tàn nhẫn?


Những người tư duy phản biện giỏi luôn thường xuyên tự phản biện lại những lập luận của chính họ một cách khéo léo và thông minh.

Họ sẽ tự phản biện cho tới khi thu được lập luận hợp lý nhất và phù hợp nhất với những điều kiện mà họ đang có.


5. Sẵn sàng thay đổi quan điểm khi cần thiết

Để tư duy phản biện hiệu quả, bạn cũng sẽ cần phải sẵn sàng thay đổi quan điểm khi cần thiết.


Theo mình, hãy cứ tự tin vào những gì bạn biết, nhưng đừng để chúng trói buộc bạn.

Tất cả chúng ta đều không có ai là “biết tất cả”.

Khi bạn có cơ hội được học hỏi với những nguồn thông tin tốt hơn, hãy nắm bắt chúng.


6. Viết

Theo mình, viết chính là tư duy.

Ta càng viết tốt thì khả năng tư duy của ta cũng sẽ càng tốt theo.


Viết lách cũng là một phương pháp thú vị để ta phản biện luận điểm của người khác và tự phản biện lập luận của bản thân.


Càng viết nhiều, ta càng biết nhiều.

Càng viết nhiều, ta càng hiểu rằng ta biết vẫn còn chưa đủ nhiều.

Càng viết nhiều, ta càng hiểu rõ hơn về làn ranh giới giữa những gì ta biết và những gì ta nghĩ là ta biết.


“Keep Moving Forward”

Chấp bút và Minh họa: Tom.


***

Nếu bạn đọc yêu thích blog của Tom và cảm thấy blog mang lại lợi ích tích cực cho cuộc sống của mình, hãy ủng hộ cho Tom Writing để blog có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn bạn nhé.


Bạn chỉ cần nhấn vào nút “Buy me a coffee” dưới đây để ủng hộ cho Tom Writing một "tách cà phê":

Buy me a coffee


Mỗi "tách cà phê" chỉ có giá $5 (khoảng 117 ngàn đồng) nhưng mang lại lợi ích không hề nhỏ cho việc duy trì blog và truyền động lực sáng tạo cho Tom đó ạ :')

14 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
Bài đăng: Blog2 Post
bottom of page