top of page

Đọc sách giúp mình phát triển năng lực sáng tạo như thế nào?



Những cuốn sách đã luôn là một trong những nguồn cảm hứng sáng tạo lớn nhất đối với mình.

Mình nhận ra rằng có một mối liên kết rất chặt chẽ giữa việc đọc, nghiên cứu, thu thập thông tin với năng lực sáng tạo, hay cụ thể với trường hợp của mình là viết lách và thiết kế.

Và khi nói đến khía cạnh sáng tạo, mình tin rằng không có dòng sách nào có thể kích thích óc sáng tạo của chúng ta nhiều hơn là những cuốn sách hư cấu, hay fictional books.


Đương nhiên là ở đây mình cũng không hề muốn nói rằng sách non-fiction là không kích thích sáng tạo, hay làm thui chột khả năng sáng tạo của người đọc. Là một người mê đọc sách và yêu thích cả hai dòng sách này, mình cho rằng mỗi dòng sách thì đều có kiểu cách kích thích sáng tạo riêng.

Trong khi sách non-fiction tập trung nhiều vào việc truyền cảm hứng sáng tạo và trả lời những câu hỏi học thuật như “làm thế nào để sáng tạo?”, thì cái mình yêu nhất ở sách fiction đó là chúng trực tiếp gợi nên óc sáng táo và trí tưởng tượng của chúng ta theo những cách tự nhiên nhất.


Đây cũng chính là một trong những lý do lớn nhất khiến cho mình vẫn duy trì đọc ít nhất một cuốn sách thể loại fiction mỗi tháng.

Rất nhiều mentor, bạn bè hay cả một số hình mẫu mà mình ngưỡng mộ, thường xuyên chia sẻ và khuyên mình rằng nên tập trung đọc những cuốn sách kỹ năng và học thuật nhiều hơn.

Mình hiểu rằng lời khuyên của họ là chân thành và họ muốn những điều tốt nhất cho sự phát triển của mình. Và mình cũng hoàn toàn đồng tình và tôn trọng quan điểm của họ. Mình vẫn tập trung đọc nhiều sách kỹ năng và học thuật, mình duy trì đọc ít nhất 4 cuốn sách dòng non-fiction mỗi tháng.

Tuy nhiên, với vốn dĩ có xuất phát điểm là một người chỉ đọc sách fiction, mình cảm thấy nếu chỉ vì cái cớ là “sách non-fiction tốt cho sự phát triển bản thân hơn” mà ngó lơ và bỏ lỡ hoàn toàn những giá trị tốt đẹp của dòng sách fiction thì quá là đáng tiếc, đúng không nào các bạn?


Mình nhận ra rằng phần lớn những người mê đọc sách chúng ta đều không nhận ra được việc khả năng đọc hiểu một cuốn sách của bộ não nó kỳ diệu đến nhường nào.

Quá trình này diễn ra qua tự nhiên và tự động, khiến cho chúng ta thường ít khi dừng lại để công nhận (appreciate) nó.


Các bạn hãy thử cùng hình dung với mình nhé.

Khi các bạn đọc một cuốn sách, mà cụ thể ở đây là một cuốn sách fictional, bạn thực ra chỉ đơn giản là đang thu nạp vào đầu những con chữ ở trên trang giấy mà thôi.

Nhưng sự kỳ diệu thực sự lại xảy ra ở bên trong bộ não của chúng ta, ở một khu vực được gọi là Thùy trán, nơi mà mọi thông tin liên quan tới việc sử dụng từ ngữ và ngữ pháp sẽ được xử lý.


Khi chúng ta dõi theo câu chuyện mà tác giả chia sẻ bên trong trang sách, bộ não của chúng ta có khả năng biến con chữ thành hình ảnh bên trong tâm trí chúng ta.

Những con chữ được chuyển hóa thành tình huống, bối cánh, cuộc đời, hoàn cảnh cụ thể Tất cả đều được não bộ của bạn tô vẽ nên dựa trên những nguyên liệu có sẵn là những con chữ trong cuốn sách.

Nếu như đây không phải là sáng tạo thì mình cũng không biết nên gọi nó là gì nữa.


Tuyệt vời hơn nữa, khi bạn bị cuốn hút vào với thế giới của những trang sách, bạn cũng đồng thời như được dịch chuyển tới một không gian riêng, nơi đây mình hay gọi là “Zone”. Đây là nơi mọi yếu tố gây xao nhãng xung quanh đều như phai mờ đi, và mọi thứ trước mặt bạn chỉ còn có sản phẩm sáng tạo âm thầm của chính bạn.


Đọc sách đối với mình cũng giống như là những bài tập khởi động cho não bộ vậy.

Sách cũng chính là nơi duy nhất mà một người trưởng thành như mình có thể được thỏa sức cho trí tưởng tượng trẻ thơ bộc lộ hết công suất, điều này càng đúng hơn đối với những cuốn sách fiction.


“Keep Moving Forward.”

Chấp bút: Tom.


6 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
Bài đăng: Blog2 Post
bottom of page